Chết để lại nợ, con cái có phải trả không?

Người chết để lại nợ, con cái có phải trả không? Pháp luật Việt Nam quy định như nào về nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế khi cha mẹ qua đời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đó.

1. Nghĩa vụ tài sản của người chết được xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

Chết để lại nợ
Chết để lại nợ

     Như vậy, theo quy định nêu trên con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho bố mẹ. Nghĩa vụ trả nợ khi cha mẹ mất chỉ phát sinh nếu con cái nhận di sản thừa kế. Trong mọi trường hợp, việc trả nợ phải nằm trong giới hạn phần di sản được hưởng, và không ai bị bắt buộc phải sử dụng tài sản cá nhân để trả nợ thay cha mẹ, trừ khi có cam kết riêng.

2. Con cái từ chối nhận trong trường hợp có di sản thừa kế để lại để không phải trả nợ thay bố mẹ có được không?

 

Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Từ chối nhận di sản như sau:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”.

             Như vậy, trong trường hợp bố mẹ để lại di sản nhưng con cái từ chối nhận để nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thay cho bố mẹ là trái với quy định của pháp luật. Do đó con cái sẽ không được từ chối nhận di sản trong trường hợp này.

             Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện nay thì chưa có quy định nào về việc trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc của con cái. Việc con cái trả nợ cho cha mẹ là dựa trên sự tự nguyện trừ trường hợp con cái bảo lãnh khoản vay của cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại hoặc có thỏa thuận khác.

Luật Gia Tâm cam kết không chỉ cung cấp thông tin pháp lý chính xác, cập nhật mà còn đồng hành cùng khách hàng với dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Chúng tôi cam kết:

  • Chi phí dịch vụ rõ ràng, minh bạch, không phát sinh ngoài thỏa thuận.

  • Đảm bảo tiến độ xử lý hồ sơ đúng như cam kết ban đầu.

  • Đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, chuyên môn sâu, tư vấn tận tâm.

  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng từng bước.

Thông tin liên hệ CÔNG TY LUẬT GIA TÂM:

📞 Hotline tư vấn miễn phí: 0978 602 376

🌐 Website: luatgiatam.com

📧 Email: hangluatgiatam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61563815282284

Google map: https://g.co/kgs/9S9yRYL

Địa chỉ 1: Số 239 đường Văn Tiến Dũng, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Địa chỉ 2: Số 222 TDP Săn, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *