Làm thế nào để thực hiện sáp nhập doanh nghiệp một cách hợp pháp?

Sáp nhập doanh nghiệp là một trong những phương thức quan trọng trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hoạt động, tăng trưởng quy mô và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, quá trình sáp nhập cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ quy trình sáp nhập doanh nghiệp hợp pháp và những điều cần lưu ý khi thực hiện.

  1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Sáp nhập công ty như sau: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

sát nhập doanh nghiệp
sáp nhập doanh nghiệp
  1. Lý do doanh nghiệp nên thực hiện sáp nhập?

Sáp nhập doanh nghiệp không chỉ là một chiến lược tài chính mà còn là một cách thức giúp công ty thích ứng với sự thay đổi của thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh. Dưới đây là những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp quyết định thực hiện sáp nhập:

+ Mở rộng quy mô và thị phần: Giúp doanh nghiệp gia tăng quy mô và mở rộng thị trường, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh.

+ Tiết kiệm chi phí: Việc kết hợp các hoạt động và tài nguyên có thể giúp giảm thiểu số lượng lớn về chi phí hoạt động và chi phí quản lý sản xuất, nhân công.

+ Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Một số doanh nghiệp sáp nhập để mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ khách hàng tốt hơn.

  1. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Thủ tục sáp nhập công ty được quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

+ Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

thủ tục sát nhập doanh nghiệp
thủ tục sát nhập doanh nghiệp

+ Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

+ Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

  1. Quy trình sáp nhập doanh nghiệp hợp pháp

Để thực hiện sáp nhập một cách hợp pháp và hiệu quả, các doanh nghiệp cần tuân thủ các bước sau:

Kiểm tra tình hình pháp lý và tài chính của doanh nghiệp

Trước khi tiến hành sáp nhập, các doanh nghiệp cần phải kiểm tra tình hình pháp lý của mình. Điều này bao gồm:

+ Xác minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp: Đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị dính các vụ kiện tụng, vi phạm thuế hoặc có các vấn đề pháp lý chưa giải quyết.

Quy trình sáp nhập doanh nghiệp hợp pháp
Quy trình sáp nhập doanh nghiệp hợp pháp

+ Đánh giá tài sản và nghĩa vụ: Phân tích tình hình tài chính, các hợp đồng kinh doanh để hiểu rõ giá trị thực tế của công ty.

Lập kế hoạch sáp nhập

+ Mục tiêu sáp nhập: Xác định lý do sáp nhập và những lợi ích mong muốn.

+ Đánh giá quyền lợi của cổ đông, nhân viên và các bên liên quan: Cần đảm bảo rằng quyền lợi của các bên này không bị xâm phạm trong quá trình sáp nhập.

Thực hiện đàm phán và thỏa thuận các điều khoản

+ Quyền sở hữu: Thỏa thuận tỷ lệ cổ phần và quyền lợi của các cổ đông sau khi sáp nhập.

+ Nhân sự: Đảm bảo rằng việc sáp nhập không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

+ Phân chia tài sản và nghĩa vụ: Xác định rõ tài sản và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp sáp nhập.

Thực hiện thủ tục pháp lý và đăng ký sáp nhập

+ Đăng ký sáp nhập: Thông báo và nộp hồ sơ đăng ký sáp nhập với cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Thay đổi giấy phép kinh doanh: Nếu có sự thay đổi về ngành nghề, địa chỉ hoặc cơ cấu doanh nghiệp cần xin cấp lại giấy phép kinh doanh.

– Xử lý các vấn đề liên quan đến thuế

+ Xử lý nghĩa vụ thuế: Cập nhật các nghĩa vụ thuế phát sinh từ hoạt động sáp nhập.

+ Giải quyết các khoản nợ thuế: Nếu có, các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thương lượng với cơ quan thuế.

– Cập nhập thông tin và tiến hành hoạt động

Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý, doanh nghiệp mới sẽ cần cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý, nhân sự, khách hàng và các đối tác kinh doanh. Đồng thời, các hoạt động kinh doanh cũng sẽ được thực hiện dưới tên và mô hình tổ chức mới.

Luật Gia Tâm cam kết không chỉ cung cấp thông tin pháp lý chính xác, cập nhật mà còn đồng hành cùng khách hàng với dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Chúng tôi cam kết:

  • Chi phí dịch vụ rõ ràng, minh bạch, không phát sinh ngoài thỏa thuận.

  • Đảm bảo tiến độ xử lý hồ sơ đúng như cam kết ban đầu.

  • Đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, chuyên môn sâu, tư vấn tận tâm.

  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng từng bước.

Thông tin liên hệ CÔNG TY LUẬT GIA TÂM:

📞 Hotline tư vấn miễn phí: 0978 602 376

🌐 Website: luatgiatam.com

📧 Email: hangluatgiatam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61563815282284

Google map: https://g.co/kgs/9S9yRYL

Địa chỉ 1: Số 239 đường Văn Tiến Dũng, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Địa chỉ 2: Số 222 TDP Săn, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *